Trang chủ » Dịch Vụ Làm Trắng Răng » Lở miệng có lây không, biện pháp phòng ngừa thế nào?

Lở miệng có lây không, biện pháp phòng ngừa thế nào?

Lở miệng là bệnh phổ biến thường gặp, nhất là vào giao mùa  và mùa hè nắng nóng. Lở miệng xuất hiện ở quanh môi,ảnh hưởng đến ăn nhai, nói cười, rất đau dát và mất thẩm mỹ. Bệnh lở miệng có lây không, biện pháp phòng ngừa thế nào?

Bệnh lở miệng có lây không? Phòng ngừa thế nào?

 lở miệng có lây không

Lở miệng sẽ lây nếu tiếp xúc trực tiếp

Bệnh lở miệng do siêu vi Herpes Simplex (HSV-1) gây nên. Vì vậy câu hỏi lở miệng có lây không? Chúng tôi xin trả lời ngay răng lở miệng có thể lây từ người này sang người khác nếu không biết cách phòng tránh:

+ Cơ chế lây nhiễm: Khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các vết lở miệng.

+ Sự lây nhiễm xảy ra khi: Hôn, va chạm, tiếp xúc, hoặc dùng chung khăn, quần áo, dao cạo, dụng cụ ăn uống,… với người đang bị bệnh lở miệng.

+ Sự lây nhiễm xảy ra cao nhất khi tiếp xúc đúng thời điểm mà vết lở bị vỡ, chảy nước và đang loét ra. Ngay cả khi chưa có vết lở, nhưng bệnh đang âm ỉ phát, khả năng lây nhiễm vẫn có thể xảy ra nhiều.

Có thể khẳng định bệnh lở miệng là loại bệnh có lây nhiễm nếu bạn tiếp xúc với vết lở.  Vì vậy bạn nên biết cách để phòng bệnh lở miệng để tránh bị lây lan sang người khác có thể lây sang diện rộng và sang bộ phận khác.

Tốt nhất bạn nên kiêng tiếp xúc trực tiếp với các vết lở ở miệng dù bằng bất cứ đường nào. Bệnh có thể lây cho cả ngón tay hay các bộ phận khác trên cơ thể. Đặc biệt là khi vết lở bị loét đã chảy nước thì khả năng lây lan rất rộng và nhanh chóng.

Bệnh lở miệng có cần điều trị hay không?

 lở miệng có lây không

Lở miệng sẽ tự khỏi sau khoảng 1 tuần

Lở miệng kéo dài bao lâu, lở miệng là bệnh có thể tự lành sau khoảng 1 – 2 tuần mà không cần điều trị. Nhưng có trường hợp sau 2 tuần mà các vết lở vẫn chưa liền thì cần điều trị để bệnh nhanh khỏi.

Thông thường những người có tiền sử bệnh thì nên bôi thuốc ngay khi có triệu chứng ngứa rát ở các vị trí xung quan điểm đã từng bị lở. Lở miệng dùng thuốc gì, loại thuốc thông dụng thường được dùng để kháng virus là Acyclovir, Valacyclovir, Famciclovir, Penciclovir,…Nếu sau 2 tuần xuất hiện  vết lở không khỏi thì bạn cần tìm đến bác sĩ để khám, xét ghiệm , điều trị dứt điểm.

Để tránh lấy cho người khác và các vết lở lây rộng bạn hãy: Tránh tiếp xúc da với người khác, rửa sạch tay sau khi chạm vào vết lở, tránh chạm tay vào vết lở rồi chạm tay vào các vùng khác trên cơ thể và vào người khác.

Nói chung bệnh lở miệng không nguy hiểm nhưng nếu bệnh lây lan rộng đặc biệt lây sang bộ phận sinh dục thì rất nguy hiểm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt.

Như vậy bệnh lở miệng có lây không đã có câu trả lời bạn muốn tư vấn gì thêm về vấn đề lở miệng, cách điều trị bệnh lở miệng cho nhanh khỏi nhất, vui lòng liên hệ tới các nha khoa uy tín để được tư vấn và điều trị.

Nguồn:http://dichvulamtrangrang.com/

Thông tin Website có tính chất tham khảo, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước thông tin đã đăng.