Răng sữa là răng tạm thời giúp trẻ ăn nhai tốt hơn trước khi mọc răng vĩnh viễn. Đến tuổi thay răng thì răng sữa được thay hoàn toàn bằng răng vĩnh viễn. Khi nhổ răng sữa thường không thấy chân răng đâu. Vậy răng sữa có chân không?cần bảo vệ răng sữa như thế nào để răng vĩnh viễn mọc thuận lợi? Chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin đó trong bài viết này.
Răng sữa có chân không?
Răng sữa có chân không?
Với câu hỏi răng sữa có chân không? chuyên gia của chúng tôi xin khẳng định luôn cho bạn rằng răng nào cũng có chân và răng sữa cũng có chân như răng vĩnh viễn.
Giống như răng vĩnh viễn, răng sữa của bé cũng có chân để có thể đứng vững trên cung hàm. Tuy nhiên đến tuổi thay răng chân răng sữa thường có xu hướng tự tiêu để mầm răng mới mọc lên. Chính vì vậy khi nhổ răng cho bé thông thường chúng ta không nhìn thấy chân răng sữa. Do đó nhiều bạn mới thắc mắc răng sữa có chân không?
Tuy nhiên vẫn có trường hợp bạn nhổ răng sữa cho bé mà còn sót lại chân. Theo các bác sĩ nha khoa chân răng này có khả năng tự tiêu khi răng mới mọc lên nên không gây ra ảnh hưởng cho sức khỏe răng miệng của bé.
Nếu chân răng của bé sót lại và không có khả năng tự tiêu tan, để an toàn hơn cho bé bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ nha khoa để được chụp X quang và kiểm tra tình hình răng miệng đồng thời loại bỏ phần chân răng còn sót lại để răng vĩnh viễn có thể mọc lên.
Bảo vệ răng sữa như thế nào để thuận lợi răng vĩnh viễn mọc lên
Răng sữa cần bảo vệ để răng vĩnh viễn mọc đều đẹp
Để răng vĩnh viễn mọc lên thuận lợi và đều đẹp thì cha mẹ hãy giữ răng sữa cho trẻ để không bị nhổ bỏ sớm trước thời điểm răng vĩnh viễn mọc. Và những kiến thức nhổ răng cho trẻ em an toàn là vô cùng quan trọng.
Để bảo vệ răng cho trẻ cha mẹ hãy thực hiện những điều sau:
+ Phòng chống sâu răng cho trẻ: đánh răng cho trẻ ngày hai lần, không nên ăn đồ ngọt vào buổi tối trước khi đi ngủ; khi phát hiện sâu răng nên đi khám sớm để bác sĩ trám vết sâu càng sớm càng tốt tránh để vết sâu răng xâm lấn vào tủy
+ Không nhổ răng sớm cho trẻ. Vì nhổ răng sữa quá sớm sẽ làm biến dạng xương hàm còn non nớt của trẻ,làm lệch mầm răng vĩnh viễn ,xương ổ răng và nướu phủ lấp chỗ nhổ,khi mọc răng sẽ lệch lạc, xấu xí và đau đớn do phải xé nướu trồi lên, thậm chí mọc rất trễ, làm ảnh hưởng trật tự mọc lên của những răng khác,dẫn đến tình trạng răng hô, răng móm, răng mọc hai ,ba hàng…
+ Thường xuyên cho trẻ súc miệng nước muối loãng thật kỹ ngày 2 lần sau khi ăn để loại bỏ bớt thức ăn còn thừa
+ Dạy trẻ thói quen vệ sinh răng miệng để trẻ chủ động phòng tránh bệnh lý về răng
+ Cho trẻ đi khám nha sĩ thường xuyên để sớm phát hiện sâu răng
Như vậy các chuyên gia của chúng tôi đã cho các bạn biết thông tin răng sữa có chân không và cách bảo vệ răng sữa cho trẻ. Bạn hãy giữ cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng và thăm khám bác sĩ định kỳ để bảo vệ răng sữa cho trẻ nhé.