Trang chủ » Tin tức nha khoa khác » Những lưu ý khi niềng răng mắc cài – Nha khoa Dencos luxury

Những lưu ý khi niềng răng mắc cài – Nha khoa Dencos luxury

Niềng răng mắc cài được đánh giá là phương pháp chỉnh nha hiệu quả đối với mọi trường hợp răng khấp khểnh, mất cân đối. Tuy nhiên, để việc niềng răng thuận lợi cũng như có hiệu quả cao nhất bạn cần có những lưu ý khi niềng răng mắc cài cụ thể sau, chia sẻ từ dịch vụ làm trắng răng:

 

Những lưu ý khi niềng răng mắc cài

Lưu ý trước khi niềng răng mắc cài

+ Lựa chọn nha khoa uy tín và chất lượng

Để đảm bảo hiệu quả niềng răng chỉnh nha, bạn cần lựa chọn cho mình nha khoa uy tín và chất lượng. Hiện nay, rất nhiều nha khoa thực hiện niềng răng thẩm mỹ, nhưng để có thể tin tưởng và “Chọn mặt gửi vàng” bạn nên chỉnh nha ở các phòng khám chuyên sâu về niềng răng.

+ Chọn mắc cài

Hiện nay có khá nhiều chọn lựa mắc cài cho người niềng răng và hầu hết, chúng ta luôn có thể chủ động chọn cho mình loại mắc cài phù hợp, tùy theo nhu cầu và điều kiện. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho bạn để bạn có sự chọn lựa chính xác nhất.

+ Tuân thủ lộ trình chỉnh nha và lắng nghe lời khuyên của nha sĩ

Có nhiều trường hợp khách hàng đang trong quá trình chỉnh răng nhưng không tái khám và thực hiện theo lời dặn của bác sĩ, dẫn đến răng “chạy” lung tung, không ổn định. Đây là sai lầm vì điều này không chỉ hoang phí tiền của, sức lực mà còn để lại hậu quả như hàm biến dạng, răng hô móm, lệch vẹo…Việc thực hiện đúng lộ trình chỉnh nha và làm theo chỉ định của bác sĩ sẽ hạn chế các rủi ro biến chứng kể trên.

+ Có trường hợp cần nhổ bớt răng

Thông thường, bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định phải nhổ răng khi niềng răng trong những trường hợp sau:

Răng hô hoặc móm nặng: phần răng chìa ra ngoài hoặc thụt vào trong quá nhiều sẽ cần phải nhổ bớt răng để tạo khoảng trống cho răng di chuyển về lại vị trí phù hợp với khớp cắn và thẩm mỹ hơn.

Răng mọc lộn xộn, chen chúc do khung hàm quá nhỏ không đủ chỗ cho các răng.

Những lưu ý khi niềng răng mắc cài

Thận trọng trong quá trình niềng răng

Sau khi niềng răng bạn cần chăm sóc hàm răng cẩn thận, thay đổi chế độ ăn uống và loại bỏ các thói quen xấu.

– Chăm sóc răng miệng

  • Chải răng đúng cách

Sau khi niềng răng chú ý chăm sóc răng miệng kĩ càng, chải răng ngay sau khi ăn và trước khi đi ngủ.

Dùng bàn chải làm sạch mặt ngoài của răng, xoay tròn từ trên xuống dưới để làm sạch thức ăn còn sót lại. Sau đó bạn tiếp tục chải mặt lưỡi và mặt nhai một cách cẩn thận, tránh làm bung sút mắc cài.

  • Dùng nước súc miệng

Sau khi chải răng, bạn súc miệng bằng nước muối hoặc các dung dịch nước súc miệng để loại trừ vi khuẩn bám trên răng và trong vùng miệng.

  • Dùng chỉ nha khoa

Sau khi niềng răng, bạn nên dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng. Với thiết kế nhỏ gọn, chỉ nha khoa đảm bảo lấy sạch các thức ăn còn sót lại trên răng và các mắc cài.

– Chế độ ăn uống

Khi niềng răng, bạn nên sử dụng các thức ăn mềm như cháo, soup, sữa, đồ luộc, hầm… vì lúc này răng còn đau nhức. Khoảng 2 tuần sau khi đeo niềng, bạn có thể ăn uống thoải mái hơn, nhưng để tránh bung sút mắc cài thì nên hạn chế ăn đồ ăn dai, cứng.

Để đảm bảo quá trình niềng răng được diễn ra thuận lợi, bạn không nên sử dụng các loại thực phẩm như sau:

  • Kẹo cao su: Nhai kẹo cao su trong lúc niềng răng sẽ khiến hàm hoạt động liên tục và kẹo dính vào các mắc cài gây khó chịu.
  • Thức ăn dai, cứng chưa được nấu kĩ: Hạn chế các thức ăn cứng và dai để không làm bung sút mắc cài hay ảnh hưởng đến dây cung.
  • Trái cây: Nên cắt nhỏ khi ăn hoặc ép lấy nước uống để không ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
  • Đồ ăn có nhiều đường: Hạn chế ăn bánh, kẹo, mạch nha… vì đường có thể bám trên răng và gây ra những bệnh lý không tốt cho sức khỏe răng miệng.

Những lưu ý khi niềng răng mắc cài

Xử lý các vấn đề thường gặp khi niềng răng mắc cài

– Đối với mắc cài sứ hoặc kim loại, sau khi lắp mắc cài, người thực hiện có thể bị nhạy cảm trong vòng 24 – 48 tiếng. Nếu sự nhạy cảm kéo dài hơn 3 ngày mà không thuyên giảm, bạn nên thông báo cho nha sĩ càng sớm càng tốt.

– Má và môi cũng có thể bị rách hoặc dị ứng nếu mắc cài lỏng hoặc vỡ. Nếu cẩn thận và làm đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ việc này rất hiếm gặp.

– Trong khi đeo niềng răng, nếu mắc cài bị bung hay tuột thì không nên tự tháo gỡ, mà lấy bông hoặc sáp nha khoa đặt vào, ngăn ngừa tổn thương vùng miệng. Sau đó đến ngay nha khoa để Bác sĩ chỉnh sửa và kéo lực lại cho cân đối.

– Sau khi niềng răng hai tuần mà bạn vẫn cảm thấy đau và ê buốt thì nên đến nha khoa để được Bác sĩ kiểm tra lại.

– Bạn nên loại bỏ các thói quen xấu, ảnh hưởng đến răng miệng như đẩy lưỡi, dùng răng để cắn vật cứng hay thường xuyên ăn thức ăn dai, cứng…

Hi vọng những thông tin trên giúp bạn có những lưu ý khi niềng răng để bảo vệ răng tốt nhất. Mọi vấn đề còn thắc mắc về niềng răng hay bảng giá làm cầu răng là bao nhiêu bạn có thể gọi ngay đến số 0902 68 55 99 để được tư vấn nhanh chóng, chính xác.

Thông tin Website có tính chất tham khảo, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước thông tin đã đăng.