Nhiệt miệng ở lưỡi là những hiện tượng mà chúng ta thường xuyên găp phải. Tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng chúng có thể khiến bạn khó chịu nhất là khi ăn uống. Vậy đâu là nguyên nhân gây nên tình trạng này? Cách chữa nhiệt lưỡi đơn giản mà hiệu quả là gì? Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu.
Nguyên nhân gây nhiệt miệng ở lưỡi
Nguyên nhân gây nhiệt lưỡi là gì?
Trước khi tìm hiểu cách cách chữa nhiệt lưỡi. Chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân gây nhiệt lưỡi.
Nhiệt miệng thực chất là tên gọi dân gian của bệnh viêm loét niêm mạc miệng, lưỡi. Khi bị nhiệt lưỡi thường có cảm giác đau đớn dai dẳng, khó chịu khi giao tiếp, ăn uống. Vậy đâu là nguyên nhân gây nên hiện tượng này? Dưới đây là mấy nhóm nguyên nhân:
– Nguyên nhân do hệ miễn dịch suy giảm
– Nguyên nhân do nhiễm khuẩn
– Do tổn thương lưỡi khi ăn
– Gan bị suy giảm chức năng
– Dị ứng với thuốc hoặc thực phẩm
Cách chữa trị bệnh nhiệt miệng lưỡi môi đơn giản mà hiệu quả
Hiện có rất nhiều biện pháp để điều trị bệnh nhiệt lưỡi, từ biện pháp y khoa cho đến các mẹo vặt nhỏ như:
Cách chữa nhiệt lưỡi bằng bột sắn dây
+ Sử dụng bột sắn dây:
Nhiệt miệng ăn gì là một vấn đề mà nhiều người quan tâm. Bột sắn dây có vị ngọt, mát, tính bình, đi vào tỳ, vị, phế, bàng quang có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu mát cơ thể nhanh chóng. Vì vậy sử dụng bột sắn dây ngày 2 lần giúp giảm đau rất nhanh. Đối với những trường hợp bị nhiệt miệng thì nên dùng 10 – 15 g/ ngày, tùy theo thể trạng và tuổi của từng người, có thể giảm hoặc tăng thêm liều dùng, pha loảng với nước đun sôi để nguội.
+ Nước cốt dừa:
Dừa là đồ uống lành tính, có khả năng trị nhiệt miệng rất hiệu quả. Các làm đơn giản là nghiền nát vài mảnh cùi dừa, sau đó ép lấy nước và dùng để súc miệng khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày.
+ Ăn cà chua sống:
Đây llà một cách chữa nhiệt miệng một cách hiệu quả. Bạn có thể ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần sẽ nhanh chóng chữa được nhiệt miệng. Cà chua mát và diệt khuẩn tốt nên có thể mau liền vết loét.
+ Khế chua tươi:
Khế chua chữa nhiệt lưỡi hiệu quả
Khế chua giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt. Biện pháp đơn giản là dùng 2 – 3 quả khế tươi, giã nát, đổ ngập nước và đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày.
+ Ngậm nước muối:
Bị nhiệt miệng uống gì nhanh khỏi? – Đây là phương pháp nhanh chóng, đơn giản, tiết kiệm nhưng cực kì hiệu quả. Bạn hãy pha nước muối loãng và ngậm thường xuyên sẽ làm các vết loét mau chóng lành lặn.
Lưu ý để phòng tránh nhiệt lưỡi
Nhiệt lưỡi gây khó chịu cho người bệnh
+ Uống vitamin C liều cao, Vitamin A, B2 giúp tái tạo niêm mạc giúp nhanh khỏi nhiệt miệng.
+ Không sử dụng nước đá lạnh. Sau khi ăn xong súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng.
+ Chế độ ăn nên uống nhiều nước giúp thanh nhiệt, bài tiết độc, lương huyết tốt hơn.
+ Nên ăn nhạt, tránh các thực phẩm có tính cay nóng như ớt, tiêu, gừng
+ Nên ăn canh mát, các loại thịt như cá nước ngọt, vịt, ngan
+ Sử dụng gel bôi nhiệt miệng chứa thành phần Chlorhexidine digluconate có tác dụng trị những vết loét cục bộ trong miệng, nhiễm khuẩn, viêm quanh chân răng, phòng ngừa viêm lợi,…
Trên đây là những cách chữa nhiệt lưỡi hiệu quả đã được kiểm chứng. Bên cạnh đó, bạn nên thường xuyên làm sạch vùng miệng để hạn chế sự tấn công của vi khuẩn từ đó làm liền vết thương.
Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!
Nguồn : http://dichvulamtrangrang.com/